Kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ và Bác Tôn gửi thư cho các cháu thiếu nhi trường Hoàng Lê Kha (Tây Ninh) và các cháu miền nam (25/9/1965 - 25/9/2025)

Thứ ba - 14/01/2025 09:53 32 0

1. Bối cảnh ra đời “Thư Bác Hồ và Bác Tôn gửi thiếu nhi Trường Hoàng Lê Kha (Tây Ninh) và tất cả các cháu miền Nam”

Sau 05 năm tiến hành cuộc chiến tranh phi nghĩa, bằng chiến dịch “tố cộng, diệt cộng”, Mỹ - ngụy đã gieo rắc tội ác khủng khiếp ở miền Nam Việt Nam và ngày càng dấn sâu hơn vào con đường phát xít hoá, giam cầm, đầu độc tù nhân, bắn giết bất cứ ai bị nghi là cộng sản hoặc theo cộng sản.

Tháng 01/1959, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II được ban hành, cách mạng miền Nam nhanh chóng chuyển từ thế đấu tranh chính trị giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, đẩy mạnh tiến công và tổng tiến công giành thắng lợi. Với phong trào Đồng khởi năm 1960 của quân dân miền Nam, đặc biệt là thắng lợi lớn của cuộc Đồng khởi Bến Tre và Đồng khởi Tua Hai - Tây Ninh, cuộc chiến tranh một phía trong tình thế phá sản, ngụy quyền Sài Gòn đứng trước nguy cơ sụp đổ, buộc đế quốc Mỹ phải triển khai thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam, lấy chương trình bình định, gom dân lập ấp chiến lược làm quốc sách.

Tại Tây Ninh, Mỹ - ngụy sử dụng tối đa các loại phương tiện chiến tranh hiện đại, chất độc hóa học, các loại máy bay, xe tăng, xe bọc thép, bom pháo cùng với lực lượng bộ binh của sư đoàn 5 quân chủ lực ngụy và quân ngụy địa phương ngày đêm càn quét đánh phá, gom tát dân, khoanh vùng lập ấp chiến lược trên khắp các huyện trong tỉnh.

Trước hoạt động càn quét, đánh phá của địch, nhiều cán bộ ta hy sinh, bị bắt, giết và chịu cảnh tù đày. Nhiều con em các gia đình cách mạng lâm cảnh mồ côi, không nơi nương tựa. Vì vậy, Tỉnh uỷ nhận thấy cần phải tập hợp, nuôi dưỡng, đảm bảo an toàn và tổ chức cho các học tập để tiếp nối truyền thống cách mạng của gia đình.

Đầu năm 1961, Tỉnh uỷ Tây Ninh tổ chức hội nghị mở rộng, đề ra nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới. Tại Hội nghị này, vấn đề tập hợp và nuôi dạy con em cán bộ, đảng viên, chiến sĩ đã hy sinh và những người đang tham gia kháng chiến đã được đưa ra thảo luận và đi đến quyết định: đối với các em còn người thân thì Tỉnh uỷ vận động người có điều kiện đưa các em về chăm sóc, nuôi dưỡng; với những em không được bà con, dòng họ nhận nuôi dưỡng, Tỉnh uỷ sẽ đưa ra căn cứ để tổ chức nuôi dạy cùng với con của các đồng chí đã hy sinh, tù đày, các đồng chí thoát ly công tác. Nhiệm vụ này Tỉnh uỷ giao cho Ban Tuyên huấn Tỉnh uỷ đảm nhiệm.

Thực hiện Nghị quyết của Tỉnh uỷ, Ban Tuyên huấn Tỉnh uỷ thành lập Tiểu ban Tuyên truyền giáo dục, đồng thời cử cán bộ đến từng gia đình đón các em ra căn cứ. Các em được rèn dạy nếp sống tập thể, tính tự lập, tự quản để từng bước trưởng thành. Nhằm góp phần tuyên truyền đường lối của Mặt trận, đồng thời truyền đạt các bài ca, điệu múa cho thiếu nhi các xã vùng giải phóng, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quyết định thành lập “Đội Ca vũ Thiếu nhi Tây Ninh” do đồng chí Trương Đình Quang làm Trưởng đoàn. Đến năm 1962, do sự càn quét, đánh phá mang tính huỷ diệt của Mỹ - ngụy, Đội Ca vũ Thiếu nhi không thể tiếp tục duy trì hoạt động.

Từ nhận định cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước sẽ còn lâu dài, nên yêu cầu cần phải có một đội ngũ cán bộ hậu bị có đủ trình độ, được đào tạo vừa hồng, vừa chuyên để kế tục sự nghiệp cách mạng. Từ đó, Tỉnh uỷ đề xuất lên Khu uỷ miền Đông Nam Bộ cho phép tỉnh được thành lập một ngôi trường dạy văn hoá cho con em cán bộ, đảng viên, trước hết là để nuôi dạy các em có thành tích tốt trong Đội Ca vũ Thiếu nhi Tây Ninh. Đề xuất của Tỉnh uỷ được Khu uỷ chấp thuận. Quí III năm 1962, Trường Hoàng Lê Kha - Tây Ninh chính thức được thành lập, do đồng chí Nguyễn Văn Thông, cán bộ Văn phòng Ban Tuyên huấn Tỉnh uỷ làm Hiệu trưởng. Các em trong Đội Ca vũ thiếu nhi được điều chuyển về trường để học văn hóa.

Học sinh Trường Hoàng Lê Kha ngay từ đầu được Tỉnh uỷ Tây Ninh xác định là những hạt giống đỏ của cách mạng, do đó nhà trường chú trọng giáo dục toàn diện, dạy chữ, văn hóa và đặc biệt chú trọng giáo dục chính trị tư tưởng, hun đúc tinh thần cách mạng, hướng về Đảng, về Bác Hồ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, góp phần đánh bại các kế hoạch chiến tranh xâm lược của địch.

Trung thu năm 1964, trong giờ dạy môn Văn học, thầy Hồ Văn Quốc đã ra đề bài tập làm văn thể loại viết thư: Các em thiếu nhi Trường Hoàng Lê Kha hãy viết một bức thư gửi Bác Hồ. Từ đề bài của thầy, bằng tất cả lòng tôn kính Bác Hồ, bằng những lời hay, ý đẹp và sự chân thành, học sinh đã gửi gắm tất cả quyết tâm, tình cảm, mong muốn của mình đến Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau đó, thầy Hồ Văn Quốc đã chọn lọc những lời hay, ý đẹp, giao cho học sinh chép lại thành bức thư hoàn chỉnh, gửi ra Hà Nội, đến với Bác Hồ.

2. Nội dung và ý nghĩa Thư Bác Hồ và Bác Tôn gửi thiếu nhi Trường Hoàng Lê Kha (Tây Ninh) và tất cả các cháu miền Nam

Trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, dù bận trăm công nghìn việc nhưng Bác Hồ và Bác Tôn vẫn dành sự quan tâm đến học sinh Trường Hoàng Lê Kha (Tây Ninh) nói riêng và thiếu nhi miền Nam nói chung. Từ bức thư của học sinh Trường Hoàng Lê Kha gửi ra, vào dịp trung thu năm 1965, Bác Hồ cùng Bác Tôn đã viết thư gửi thiếu nhi Trường Hoàng Lê Kha (Tây Ninh) và tất cả các cháu miền Nam. Toàn văn nội dung bức thư được đăng trên Báo Nhân dân, Số 4191, ngày 25 tháng 9 năm 1965:

Tác giả bài viết: Nguyễn Đức Toàn (st)

Nguồn tin: Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây